BỆNH CRD ( CHRONIC RESPIRATORY DISEASE) TRÊN GÀ – PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ

  1. KHÁI NIỆM BỆNH: Là bệnh truyền nhiễm hô hấp mạn tính trên gà ( hen gà)
  2. CĂN NGUYÊN: Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum
  3. HẬU QUẢ :

– Gà gầy yếu làm giảm chất lượng thân thịt, giảm tỷ lệ tăng trọng (10-20%) và giảm năng suất trứng trên gà mái sinh sản

– Bệnh ở dạng mạn tính, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển.

  1. DỊCH TỄ BỆNH CỦA CRD
    • Mùa vụ : Vụ đông xuân, khí hậu môi trường ẩm, thời tiết thay đổi đột ngột.
    • Mật độ: đối với gà thịt >7 con / m2
    • Môi trường: Tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo độ thông thoáng kém, môi trường nuôi có nhiều bụi bẩn, nồng độ NH3, H2SO4 quá cao sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn.
  2. CƠ CHẾ TRUYỀN LÂY:

5.1 Truyền ngang Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh chủ yếu lây qua gà bệnh sang gà khỏe, hoặc gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi

5.2.Truyền dọc qua phôi trứng.

     6.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

+ Thời gian nung bệnh 6-21 ngày

+ Giai đoạn đầu vẩy mỏ, mắt nhắm, thỉnh thoảng có tiếng “ tooc” khoảng 21 giờ gà có tiếng “ tooc “ nhiều nhất

+ Viêm xoang mũi, viêm kết mạc, gà thở khò khè, gà mắt nhắm nghiền, gà giảm ăn, giảm đẻ

+ Gà bị hen khẹc, vẩy mỏ

+ Trong cùng một đàn, gà trống sẽ có triệu chứng nặng hơn gà mái

+ Gà đẻ tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ ấp nở giảm thấp do phôi bị nghẹt đường hô hấp. Chất lượng trứng xỉn màu, vỏ xù xì đôi khi méo mó.

      7.BỆNH TÍCH MỔ KHÁM

+ Đường hô hấp có hiện tượng viêm xoang tích bọt xoang mũi tích dịch dày đặc

+ Thanh quản xuất huyết, khí quản, phế quản xuất huyết có bọt khí , trường hợp bệnh nặng sẽ thấy cục “ bã đậu” màu vàng nhạt trong lòng khí quản, phế quản

+ Phổi có hiện tượng viêm, khi cắt ngang phổi sẽ thấy chứa dịch, túi khí mờ đục, có bọt khí

+ Trong ca bệnh viêm túi khí nặng trên gà thường do kết hợp với e.coli  gây nhiễm trùng huyết, viêm màng bao gan có sợi huyết ( fibrin) hay sợi huyết mủ, viêm màng bao tim chạy dọc theo những đám viêm túi khí

+ Trên gà đẻ thấy ống dẫn trứng bị sưng, thủy thũng, vòi trứng bị viêm

 

            Viêm xoang mắt mũi, viêm kết mạc                                                                  Khí quản xuất huyết   

                                                                           

                                                                                                         Viêm túi khí

8.CHẨN ĐOÁN

8.1.CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG KẾT HỢP MỔ KHÁM KIỂM TRA BỆNH TÍCH

8.2.CHẨN DOÁN TRONG PHÒNG THÍ  NGHIỆM:

– Phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch của Bạch Đăng Phong

– Phương pháp chẩn đoán hiện đại ( HI, ELISA, PCR )

8.3.CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

-Vi khuẩn : Tụ Huyết Trùng Coryza, ORT, ECOLI….

-Virus: Cúm, Newcastle, APV, ILT,  IB. IBV…….

– Nấm….

9.BỆNH PHẨM : Lấy mẫu phổi, khí quản.

10.PHÒNG BỆNH

10.1.Vacxin: sử dụng vaccine MG chết hoặc sống để chủng ngừa cho gà đẻ và gà giống

Tùy thuộc từng vaccine sẽ có cách sử dụng ( tiêm, uống, nhỏ mắt) khác nhau cũng như thời gian nhắc lại khác nhau. Mỗi loại vaccine nhà sản xuất đều khuyến cáo chi tiết cách sử dụng, độ tuổi gà cần sử dụng.

Tuy nhiên việc phòng vaccine CRD đôi khi có thể làm đàn gà phát bệnh nếu như đã mắc CRD trước đó.

10.2.Thuốc kháng sinh: Nhiều nhà chăn nuôi thường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh, sau một thời gian dài sử dụng nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với mycoplas nay đã bị đề kháng tylosin, Erythromyicne…

10.3.Thuốc sát trùng tiêu độc: Vệ sinh chuồng trại vệ sinh thật tốt máy ấp trứng bằng các loại thuốc sát trùng. Định kì phun thuốc sát trùng với chuồng trại.

10.4.Môi trường: chuồng trại phải thật thông thoáng , chuồng trại cần ấm vào mùa đông mát vào mùa hè. Sử dụng men rắc chuồng cùng với chất độn chuồng sạch để hạn chế khi độc hại thải ra từ sự phân hủy phân của gà.

10.5.Mật độ nuôi: Mật độ nuôi phải phù hợp với lứa tuổi và kích thước của con gà

10.6.Dinh dưỡng :

+ Nuôi gà cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức đối với sức sản xuất  của đàn gà Cần chú ý khi chăn nuôi là cung cấp đầy đủ các loại chất và vitamin nhất là Vitamin A, vitamin C và chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà cũng là điều quan trọng nên lưu ý.

– Khẩu phẩn: Quý khách hàng sử dụng bộ sản phẩm GT14 (GT1), GT28 (GT2), GT43( GT3) và bộ sản phẩm GT14 Plus, GT 28 Plus, GT 43 Plus  của công ty CP dinh dưỡng Lam Cường trong quá trình chăn nuôi  dược bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất và vitamin cần thiết giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng, tăng trọng nhanh…

Khuyến cáo dinh dưỡng và các công thức thức ăn theo các giống gà  của công ty Lam Cường theo từng giống gà  ( ví dụ 1000 con gà lai Hồ  GT1-30 bao, GT2-100 bao,   GT3-170 bao )

  1. ĐIỀU TRỊ:

– Phác đồ 1: Kháng sinh Tetracyclin, chlotetracychine, Doxycyclin ( Nhóm Tetracyclin)- Liều lượng – Đường đưa – Liệu trình + các thuốc bổ trợ ( Giảm viêm, Hạ sốt, Kháng độc tố ….)

– Phác đồ 2: Dùng kháng sinh Tylsosine, Tymicocin, ( Nhóm Maccrolid ) – Liều lượng – Đường đưa – Liệu trình + các thuốc bổ trợ ( Giảm viêm, Hạ sốt, Kháng độc tố ….)

– Phác đồ 3: Marbofloxaccin, Levoloxaccin ( Nhóm Quinolones)- Liều lượng – Đường đưa – Liệu trình + các thuốc bổ trợ ( Giảm viêm, Hạ sốt, Kháng độc tố ….

Tùy thuộc từng loại kháng sinh sẽ có cách sử dụng khác nhau. Mỗi loại kháng sinh nhà sản xuất đều khuyến cáo chi tiết cách sử dụng .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *