Vai trò probiotic trong thức ăn chăn nuôi

Ngành chăn nuôi không ngừng phát triển, giải pháp chăn nuôi sạch và năng suất cao luôn được bà con nông dân tìm kiếm. Probiotic trong thức ăn chăn nuôi ra đời và trở thành giải pháp hữu hiệu, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra ngành chăn nuôi, giảm thiếu tỉ lệ vật nuôi mắc bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư cho thức ăn, thuốc chữa bệnh,…

Probiotic trong thức ăn chăn nuôi là gì?

  • Probiotic là tên gọi khoa học đại diện cho nhóm vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa động vật khi được đưa vào đường ruột với một lượng vừa đủ. Probiotic trong thức ăn chăn nuôi được biết đến với tên gọi, cách giải nghĩa gần gũi hơn đó là các chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật, gồm nhiều chủng vi khuẩn có lợi, hoặc nấm men có lợi.
  • Probiotic trong thức ăn chăn nuôi được xem là giải pháp cho vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh nhờ khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột vật nuôi từ đó giảm rủi ro và tỉ lệ vật nuôi bị bệnh.

Một số Probiotic trong thức ăn chăn nuôi quan trọng

  1. Probiotic Lactobacillus
  2. Probiotic Saccharomyces
  3. Probiotic Bacillus subtilis
  4. Probiotic Bifidobacterium

Đó là một số Probiotic quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất trong chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi. Các chủng vi khuẩn này xuất phát từ những họ vi khuẩn khác nhau nhưng đều có lợi cho hệ tiêu hóa.

Chủng vi sinh vật có trong Probiotic phục vụ chăn nuôi thường ở dạng bào tử. Mỗi chủng vi khuẩn có thêm một vài ưu điểm riêng. Nổi bật nhất trong đặc tính của các chủng vi khuẩn có lợi này đó là các Probiotic trong thức ăn tăng cường chức năng tiêu hóa, thay thế kháng sinh, ngăn ngừa bệnh đường ruột, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Vai trò của Probiotic trong thức ăn chăn nuôi

probiotic-trong-thuc-an-chan-nuoi

                   <Ảnh: Probiotic trong thức ăn chăn nuôi>

Probiotic trong thức ăn chăn nuôi | Kháng khuẩn

  • Nguyên lý chung: Tác dụng probiotic trong chăn nuôi là để cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh, giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh và ngăn chặn mầm bệnh.
  • Vi khuẩn có lợi (Probiotic) được đưa vào đường ruột vật nuôi qua thức ăn, trong thành ruột, Probiotic cạnh tranh dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh, quá trình hoạt động này vừa có thể làm giảm sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh, vừa có thể tiêu diệt vi khuẩn (Tùy thuộc vào thành phần và loại Probiotic trong thức ăn chăn nuôi)
  • Probiotic ngăn chặn sự bám dính của mầm bệnh vào thành ruột, khiến chúng không thể sống sót và tăng sinh thêm. Mô biểu bì ruột được tăng thêm sự liên kết nhờ những tác động của lợi khuẩn lên mô biểu bì.
  • Probiotic trong thức ăn chăn nuôi kích thích tạo các chất nhầy để phòng vệ trong trường hợp hệ tiêu hóa bị vi khuẩn gây hại tấn công.

Probiotic trong thức ăn chăn nuôi | Tăng cường miễn dịch

  • Hệ miễn dịch của vật nuôi rất dễ bị ảnh hưởng trong điều kiện môi trường, thời tiết thay đổi. Khi có những sự thay đổi này, vật nuôi nuôi theo cách công nghiệp thường yếu ớt và sức đề kháng kém hơn, đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn gây hại bùng phát và gây bệnh.
  • Probiotic trong thức ăn chăn nuôi đóng vai trò phân phát phân tử kháng viêm trong đường ruột, giảm dị ứng,…
  • Trong nhiều trường hợp, vật nuôi được điều trị bằng kháng sinh dẫn tới các bệnh tiêu chảy hay táo bón do kháng sinh. Kháng sinh dẫn tới hệ vi sinh vật trong đường ruột vật nuôi bị mất cân bằng, thức ăn khó tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy hoặc táo bón. Probiotic trong thức ăn chăn nuôi nhằm cân bằng lại hệ vi sinh này, tránh trường hợp mất cân bằng quá lâu dẫn tới những bệnh đường ruột nguy hiểm hơn.

Probiotic và tác động tới hệ vi sinh đường ruột

  • Như đã đề cập phía trên, nếu đường ruột bị mất cân bằng vi sinh cần phải khắc phục ngay. Probiotic đưa vào cùng thức ăn làm giảm pH trong hệ tiêu hóa, ức chế sinh trưởng của vi khuẩn có hại, tăng sinh vi khuẩn có lợi.
  • Việc đưa Probiotic trong thức ăn chăn nuôi vào đường ruột vật nuôi là một cách tạo hệ vi sinh tạm thời giúp vật nuôi thoát khỏi dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu, thời kỳ tiền bệnh của một số bệnh như tiêu chảy, táo bón.

Mục đích ứng dụng Probiotic trong chăn nuôi

Có thể liệt kê rất nhiều ứng dụng của Probiotic trong chăn nuôi kèm theo lợi ích của các chế phẩm vi sinh này. Nhưng mục chính và lớn nhất của việc ứng dụng có thể gói gọn ở một vài điểm cốt lõi nhất.

  • Kích thích sự thèm ăn, ăn ngon cho vật nuôi
  • Tăng tỉ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn thải ra ngoài
  • Vật nuôi tăng trọng nhanh không cần sử dụng chất tăng trọng gây hại và bị cấm
  • Giảm bệnh nghiêm trọng gây ra bởi E.coli, Salmonella và Clostridium, tránh phụ thuộc và lạm dụng kháng sinh chữa bệnh
  • Giảm mùi hôi chuồng trại, đỡ công vệ sinh, giải phóng sức lao động cho người chăn nuôi.

Thêm vào đó, người nông nhân chăn nuôi nhàn hơn, an toàn hơn, thu lại lợi nhuận lớn hơn. Sản phẩm từ các chuồng nuôi ứng dụng Probiotic luôn được đánh giá cao về độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong tương lai, các chế phẩm sinh học sẽ tiếp tục được mở rộng phạm vi sử dụng, nhằm tăng nguồn thực phẩm sạch cho xã hội. Gần đây, rất nhiều hộ chăn nuôi đã bắt tay vào việc sử dụng Probiotic trong chăn nuôi gia cầm, heo và ngoài ra Probiotic có thể giúp giảm FCR trong chăn nuôi.

Theo BioSpring thống kê lại kết quả hiện tại ở nước ta, những chuồng nuôi sử dụng Probiotic trong thức ăn chăn nuôi đều cho kết quả chăn nuôi tốt hơn không chỉ xét riêng về sản lượng mà chất lượng thịt cũng đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *